Nên dùng tấm ốp tường hay sơn bê khi xây mới - cải tạo nhà củ

  Thứ tư - 13/11/2024 10:02   Đã xem: 33   Phản hồi: 0   Xếp hạng: 0
Nên dùng tấm ốp tường hay sơn bê khi xây mới - cải tạo nhà củ? Đây là câu hỏi thường gặp nhất của các gia chủ khi có ý định xây nhà hoặc cải tạo lại nhà củ đã xuống cấp. Để giúp mọi người có cái nhìn khách quan nhất về việc nên chọn loại nào phù hợp với ngôi nhà mình thì trong bài viết này Anphucmientay.vn sẽ đánh giá chi tiết ưu nhược điểm từng loại các bạn có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định cuối cùng của mình là chọn sơn nước hay tấm nhựa ốp tường nhé!
Nên dùng tấm ốp tường hay sơn bê khi xây mới - cải tạo nhà củ

1. Sơn tường là gì?

Sơn tường là cách dùng sơn màu quét đều bức tường đã được tô trát vữa phẳng mịn để tạo điểm nhấn màu sắc cho không gian. Đây là bước cải tiến làm đẹp cho bức tường sau thời gian dài sử dụng vôi quét tường ngày xưa. Loại sơn dùng để sơn tường thường được gọi là Sơn nước, đây là hỗn hợp đồng nhất giữa chất kết dính, bột màu, VOC (Volatile Organic Compound) và phụ gia. Sản phẩm được đóng gói trong những hộp thiếc, ngoài các màu nguyên thủy còn có những màu sơn pha bằng máy tự động. Chủng loại sơn tường hiện nay rất đa dạng từ loại phổ thông đến những loại có tính năng đặc biệt như chống bám bụi, dễ lau chùi, chống thấm… với màu sắc phong phú, thích hợp cả nội và ngoại thất.

2. Ốp tường nhựa là gì?

Nên sơn tường hay ốp nhựa Xu hướng sử dụng nhựa ốp tường để trang trí nội thất ngày càng nhiều Ốp nhựa là cách dùng những tấm nhựa Nano, lam sóng, PVC có kích thước đa dạng để che kín một khoảng tường hoặc cả bức tường lớn. Sản phẩm nhựa ốp tường có thành phần chính là hạt nhựa Polyvinyl Clorua kết hợp cùng các chất phụ gia, có thể bổ sung thêm thành phần bột gỗ hoặc bột đá để tăng độ cứng chắc. Bề mặt được thiết kế nhiều mẫu mã hoa văn tinh xảo như vân gỗ, đá hoa cương, hoặc những bức tranh lớn. Khả năng chống ẩm, chống mốc, chống mối một, chịu nhiệt tốt, thích hợp sử dụng cho những bức tường không bằng phẳng hoặc đang có tình trạng ẩm mốc. Vật liệu ốp tường được sản xuất sẵn theo dạng tấm, cắt theo kích thước tiêu chuẩn, chỉ cần lắp ghép bằng hèm khóa sau đó bắt vít hoặc dán trực tiếp lên bề mặt tường bằng keo dán nhựa chuyên dụng.
 

BẢNG SO SÁNH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TẤM ỐP TƯỜNG VÀ SƠN BÊ

HẠNG MỤC SO SÁNH TẤM ỐP TƯỜNG SƠN NƯỚC
1. Độ đa đạng về màu sắc Nhựa ốp tường có bảng màu không phong phú bằng màu sơn nước nhưng lại sở hữu sự linh hoạt về hoa văn, họa tiết kết hợp cùng màu nhựa chủ đạo. Bạn có thể chọn những màu trơn, hoặc màu giả gỗ, giả đá phong phú tùy theo sở thích, tạo điểm nhấn cao cho bức tường mà không cần phải bổ sung thêm vật liệu trang trí hay thuê thợ về vẽ như khi làm đẹp tường sơn nước. Sơn nước đa dạng về màu sắc, có thể phối hợp các màu chủ đạo theo tỷ lệ khác nhau. Những hãng sơn lớn sẽ cung cấp bảng màu pha riêng, chỉ cần nhập mã màu vào máy trộn sơn chuyên dụng là có ngay màu sắc như mong muốn. Tuy nhiên, màu sơn nước đều là những mảng màu trơn, khó tạo hoa văn phức tạp, đổi mới tính thẩm mỹ như nhựa ốp tường

2. Kiểu dáng tường sau thi công

Nhựa ốp tường hiện có dạng phẳng trơn và dạng lam sóng, tạo nên những đường nét phối hợp lạ mắt cho bức tường mà không cần phụ thuộc vào kiểu dáng xây tường. Cũng chính vì vậy, ốp tường vừa là cách làm đẹp, vừa là giải pháp che đi những bức tường xuống cấp hoặc không bằng phẳng. Sơn tường chỉ phủ một lớp sơn màu lên tường, còn kiểu dáng sẽ tùy thuộc vào thiết kế của bức tường. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư phải kiến tạo đường nét ngay từ khi lên bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.  

3. Cách thức thi công

Nhựa ốp tường khi thi công chỉ cần dùng keo chuyên dụng và con ke liên kết trực tiếp tấm nhựa lớn vào tường. Nếu tường gặp những vấn đề như ẩm mốc, lỗ khoan, keo dán giấy, bề mặt không phẳng… thì chỉ cần tạo khung xương bằng sắt hộp. Sau đó, bắt tấm nhựa ốp tường lên khung xương là đã mang đến sức sống mới cho bức tường, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho chủ đầu tư. Sơn tường khi thi công cần trải qua nhiều bước gồm: Làm sạch tường; Đánh nhám; Bả; Sơn lót; Sơn hoàn thiện. Nếu tường có những khuyết điểm như mốc, lỗ khoan, keo dán giấy … thì cần phải dành thêm thời gian gia cố, hoàn thành xong rồi mới tiến hành sơn nước. Cho nên chọn cách sơn tường, chủ đầu tư sẽ phải dành nhiều thời gian và công sức hơn.

4. Độ bền công trình

Nhựa ốp tường có độ bền cao hơn khoảng 10 – 30 năm tùy vị trí ốp trong hay ngoài công trình, cũng như dòng nhựa ốp tường lựa chọn. Kết cấu nhựa ốp tường trên thị trường hiện nay đều rất chắc chắn, chịu lực tốt, tránh được những tình trạng ẩm mốc, co ngót... nên giá trị sử dụng rất cao cả về thời gian và tính thẩm mỹ. Sơn tường có tuổi thọ từ 2 – 4 năm tùy vào chất lượng sơn và tùy vào vị trí tường nội thất hay ngoại thất. Những tình trạng ẩm thấm, vết trầy xước sơn, phồng rộp… rất thường xảy ra, đòi hỏi gia chủ ngay trong thời gian sử dụng phải lưu tâm bảo dưỡng để duy trì độ thẩm mỹ tốt. Nếu không thể bảo dưỡng, gia cố thì đành phải sơn lại lớp sơn mới.

5. Chi phí đầu tư

Giá tấm nhựa ốp tường cao hơn sơn tường. Bù lại đở tốn công hơn, và không để lại mùi khi sử dụng. Rất dễ vệ sinh. Sơn tường tiết kiệm chi phí hơn. Nhưng bù lại chi phí nhân công và thời gian sẽ nhiều hơn ốp tường vì cần thợ thành thạo nhiều bước trong thi công và phải sơn lại nhiều lớp để có một công trình hoàn hảo

6. Chi phí vệ sinh, bảo dưỡng

Nhựa ốp tường có thành phần PVC nên bề mặt ở dạng phẳng, dù là chọn tấm ốp lam sóng thì việc lau chùi vệ sinh cả lúc thi công và khi bảo dưỡng đều thuận lợi. Bề mặt tấm ốp tường giả gỗ được phủ một lớp keo bảo vệ nên màu sắc, hoa văn vẫn giữ được độ sắc nét sau thời gian dài sử dụng. Nếu được đội thi công chuyên nghiệp thực hiện thì hầu như không cần gia cố, không cần  bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng. Sơn tường khi thi công sẽ dễ phát sinh những hạt bụi mịn, giọt sơn nước bay khắp không gian phòng, do đó, việc vệ sinh sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Trong tương lai, khi muốn bảo dưỡng thường sẽ phải tiến hành sơn lại toàn bộ tường để đồng bộ màu, nhất là khu vực ngoài trời dễ xuống cấp.

7. Khả năng tái sử dụng vật liệu

Nhựa ốp tường thì khác, nếu muốn gia cố lại tường nhà, việc tháo dỡ nhựa ốp rất dễ dàng vì chỉ liên kết bằng keo hoặc con ke bắt vít, gia cố xong lắp lại cũng rất đơn giản. Trường hợp sau này, chủ công trình muốn thay đổi thẩm mỹ tường theo xu hướng làm đẹp mới thì các tấm nhựa cũ tháo bỏ vẫn có thể tái sử dụng ốp ở khu vực tường khác, hoặc bán cho các cơ sở thu mua tái sử dụng. Sơn tường khi loại bỏ lớp sơn cũ để cải tạo lại màu sắc hoặc kết cấu bức tường sẽ tốn nhiều công sức. Lớp sơn cũ hoàn toàn bị loại bỏ, không thể tái sử dụng. Thậm chí để khắc phục triệt để phần tường xuống cấp, những mảng sơn nước còn ổn ở khu vực liền kề cũng có thể bị cạo (sủi) sạch. Thời gian và công thợ để loại bỏ lớp sơn cũ cũng là một khoản đầu tư đáng kể khi gia cố, bảo dưỡng.

8. Khả năng chống ẩm mốc, kháng khuẩn

Nhựa ốp tường có sự liên kết chặt chẽ của các hạt nhựa, bề mặt trơn láng với nhiều lớp nhựa và keo giúp nâng cao khả năng chống thấm, chống ẩm mốc, kháng khuẩn mà không phải tốn nhiều chi phí gia cố tường chính. Như vậy, chỉ cần sử dụng một dòng vật liệu tấm nhựa ốp tường, chủ đầu tư đã có thể giải quyết những lo nghĩ về ẩm thấm, nấm mốc, vi khuẩn… Sơn tường nếu muốn chống ẩm mốc, kháng khuẩn thì trước khi sơn nước, người thợ phải gia cố bằng vật liệu chuyên dụng riêng như sơn chống thấm, keo chống ẩm bo mạch, gel chống thấm…, hoặc phải chọn dòng sơn cao cấp có mức giá cao để bảo vệ bề mặt tường tránh khỏi những tác động này sau khi sơn nước.
Tuy nhiên vẫn không hoàn hảo tuyệt đối.

9. Khả năng cách âm, cách nhiệt

Nhựa ốp tường sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, liên kết và ép chặt các hạt nhựa nguyên sinh, giúp cho kết cấu thành phẩm có sự liền mạch, se khít tuyệt đối, không có bất cứ khe hở nhỏ nào trên bề mặt nhựa ốp. Nhờ vậy, tính năng cách âm, cách nhiệt luôn hiện diện trong danh mục ưu điểm của vật liệu ốp tường bằng nhựa. Đặc biệt, những tấm ốp tường nano hoặc tấm lam sóng có thân dạng ô rỗng, khả năng giảm thiểu sự truyền âm, dẫn nhiệt còn tốt hơn nữa. Sơn tường chỉ phủ lớp màu sơn lên bề mặt kết cấu tường, không bổ sung thêm tính năng khác. Vì vậy, mức độ cách âm, cách nhiệt của tường sơn nước sẽ phụ thuộc vào kết cấu và chất lượng gạch xây, vữa tô trát của bức tường.

10. Thương hiệu uy tín

Tấm ốp chấy lượng và uy tín nhất hiện nay trên thị trường: An Phúc, Kosmos, Thăng Long, NTA,...
Tuy nhiên thương hiệu An Phúc vẫn là tấm ốp chất lượng tốt nhất hiện nay.
 Jotun, Toa (Thái Lan) , Dulux ( Hà Lan ), Kova ( Việt Nam), Nippon ( Nhật Bản ).....

Việc chọn lựa tấm ốp tường hay sơn nước cần lựa những thương hiệu uy tín và chất tượng để tăng độ thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của công trình, và tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng cho sau này.
Thương hiệu tấm ốp tường chất lượng và uy tín tại khu vực Miền Tây

TỔNG KHO AN PHÚC MIỀN TÂY
🏠 218/10 Nguyễn Thông, P. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ
☎️ Hotline: 𝟎𝟗𝟑𝟗 𝟕𝟕𝟔 𝟐𝟒𝟔
📧 Email: anphucmientay@gmail.com
🌐 Website: https://anphucmientay.vn
📲 Zalo: https://zalo.me/0939776246
Click để đánh giá bài viết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây